I. Thành lập công ty tại Đà Nẵng có ý nghĩa gì?

Thành lập công ty tại Đà Nẵng là quá trình thành lập một doanh nghiệp mới trong thành phố Đà Nẵng, tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý của Đà Nẵng, nhằm tạo ra một tổ chức kinh doanh hoạt động chính thức trong lĩnh vực và phạm vi hoạt động đã đăng ký.

II. Quy trình các bước thành lập công ty tại Đà Nẵng (Kể từ ngày 11/8/2023)

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập

Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Bước 3: Soạn hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng

Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh

Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập công ty đòi hỏi các yếu tố như ý tưởng kinh doanh, tên công ty, vốn điều lệ, hợp đồng thành lập, giấy tờ pháp lý, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và nhận giấy phép hoạt động từ cơ quan quản lý. Quá trình này đòi hỏi sự tư vấn và tuân thủ đúng quy trình pháp luật. Tham khảo thêm tại video Thành lập công ty cần những gì? Thủ tục cụ thể như thế nào?

Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập

1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần xem xét và nắm vững. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình công ty phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.

1.2 Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp quy định các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động, cũng như các mặt hàng mà doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng xuất cho người mua hàng. Vì vậy, bạn cần xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.

1.3 Đặt tên công ty:

Tên công ty liên quan đến việc nhận diện, nhận dạng và xây dựng thương hiệu sau này. Khi đặt tên công ty, tốt nhất nên đặt tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để kiểm tra xem tên công ty có trùng với các công ty khác không, bạn có thể tra cứu trên “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.

1.4 Xác định địa chỉ trụ sở công ty:

Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Bạn cần nhớ rằng, căn hộ chung cư (dùng để ở) không thể sử dụng làm địa chỉ trụ sở công ty để đăng ký kinh doanh.

1.5 Xác định thành viên/cổ đông góp vốn:

Thành viên/cổ đông góp vốn là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ khi thành lập. Bạn cần liệt kê các thông tin sau:

  • Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
  • Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
  • Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?

1.6 Xác định mức vốn điều lệ:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty. Bạn cũng nhớ rằng, mức thuế môn bài hàng năm phải đóng phụ thuộc vào mức vốn điều lệ.

1.7 Xác định người đại diện pháp luật:

Sau khi xác định các thông tin trên, bạn cần xác định người đại diện pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản về thuế… Thông thường, chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị hồ sơ tương ứng mà ACC đã đề cập trong mục 3.

Bước 3: Soạn hồ sơ thành lập công ty tại Đà Nẵng

Bắt đầu soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ cần thiết.

Bước 4: Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh

Mang hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư địa phương để nộp. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tiền để nộp lệ phí đăng bố cáo khi nộp hồ sơ.

Lưu ý: Không bắt buộc người đại diện pháp luật của công ty phải đi nộp hồ sơ. Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Trong trường hợp ủy quyền, người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 của Nghị định 01/2021 về Đăng ký doanh nghiệp).

Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện việc đăng bố cáo nếu bạn đã nộp lệ phí đăng bố cáo.

Bước 5: Tiến hành thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty, bạn cần thực hiện các bước tiếp theo:

  • Khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu: Sau khi có giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ thực hiện thủ tục khắc dấu công ty theo mẫu dấu tròn và thông báo việc sử dụng mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
  • Thời gian thực hiện khắc dấu: 1 ngày và thời gian công bố mẫu dấu: 3 ngày.
  • Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài công ty: Sau khi đã công bố mẫu dấu, khách hàng sẽ kê khai tờ khai thuế môn và nộp tờ khai thuế môn bài kèm theo tiền thuế môn bài cho cơ quan thuế. Mức thuế môn bài là 2.000.000 VND (đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ) và 3.000.000 VND (đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ).
  • Mua chữ ký số để kê khai thuế.
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và mua phần mềm phát hành hóa đơn điện tử.
  • Làm biển tên công ty để đặt tại trụ sở chính của công ty.

Trên đây là các bước cơ bản khi tiến hành thủ tục thành lập công ty tại Đà Nẵng để khách hàng tham khảo.

Trong thế giới kinh doanh hiện nay, việc thành lập một doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng của nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Tuy nhiên, quy trình này có thể phức tạp và đòi hỏi hiểu biết về các bước thủ tục và các văn bản pháp lý liên quan.

>>>> Cùng tham khảo bài viết về Thủ tục thành lập công ty tại ACC.

III. Các loại hình công ty hiện tại

Related Posts

Các trường đào tạo ngành du lịch và khách sạn ở Đà Nẵng

Các trường đào tạo ngành du lịch và khách sạn ở Đà Nẵng

Đà Nẵng được biết đến là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch và khách sạn tại miền Trung Việt Nam. Bên dưới…

Top 14 Công Ty Kế Toán Uy Tín và Chất Lượng tại Đà Nẵng

Top 14 Công Ty Kế Toán Uy Tín và Chất Lượng tại Đà Nẵng

Trong thế giới hiện đại đang thay đổi từng ngày, các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều vấn đề tài chính, thuế, nộp thuế,… Vì vậy,…

Top 5 cửa hàng bán thảm cỏ nhân tạo giá rẻ tại Đà Nẵng

Top 5 cửa hàng bán thảm cỏ nhân tạo giá rẻ tại Đà Nẵng

Thảm cỏ nhân tạo là một loại sản phẩm đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng và được sử dụng phổ biến trong…

10+ ứng dụng quản trị doanh nghiệp và công ty tốt nhất

10+ ứng dụng quản trị doanh nghiệp và công ty tốt nhất

Ở thời kỹ thuật số hiện nay, các công ty đang dần chuyển đổi công nghệ và sử dụng các ứng dụng quản trị doanh nghiệp chuyên…

TOP 10 địa chỉ học nghề nấu ăn giá rẻ tại Đà Nẵng chất lượng nhất

TOP 10 địa chỉ học nghề nấu ăn giá rẻ tại Đà Nẵng chất lượng nhất

Học nghề nấu ăn đang là một trong những nghề được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt, thành phố du lịch Đà Nẵng là nơi tập trung…

Máy ảnh

Máy ảnh

Nova Camera là một công ty phân phối uy tín máy ảnh tại Đà Nẵng, cung cấp các sản phẩm chính hãng. Chúng tôi có sẵn nhiều…